Bài Viết Về Hầm Hải Vân


Bài này nói về đèo Hải Vân, bài Hầm Hải Vân nói về hầm qua đèo này.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km.
Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây). Tại đây, có bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân, từ chỗ dừng chân này có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con đèo.


Hải Vân cùng với Lăng Cô và Non Nước hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
Có câu ca rằng:




Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi

Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người hai vùng miền rất khác nhau. Giao thông qua đèo Hải Vân, trước khi có hầm Hải Vân nhìn chung khá khó khăn. Đi xe con qua đèo mất một tiếng đồng hồ, bù lại khách qua đường có cơ hội ngắm cảnh đèo lúc nắng ráo hoặc chứng kiến màn sương mù ngoạn mục và cũng gây nguy hiểm cho phương tiện nếu quá dầy.

Đường sắt qua đèo ngày xưa, khi sử dụng đầu máy hơi nước thường phải nối thêm đầu máy đẩy để đoàn tàu vượt đèo với một tốc độ hết sức chậm chạp và khi lên đến đỉnh đèo phải dừng lại để cho đầu máy nghỉ, bớt nóng máy. Sau này các đoàn tàu vượt đèo được lắp thêm đầu máy đẩy chạy diesel và khi dừng lại ở đỉnh đèo thì tháo đầu máy quay trở lại ga xép dưới chân đèo. Đường sắt qua đèo Hải Vân cũng rất nguy hiểm, phải vượt qua hơn 6 hầm đường sắt, với những cung đường ngoằn nghoèo không thể chạy tàu với tốc độ quá cao. Vụ tai nạn kinh hoàng tại Lăng Cô tháng 3 năm 2005 với hơn chục toa tàu bị bật khỏi đường ray là một ví dụ về con đèo tử thần này

Vẻ Đẹp Hầm Hải Vân


Ngắm nhìn biển trời xanh ngắt, những mái nhà ngói lô nhô tạo cảm giác trong lành, khoan khoái khi bạn đứng bên hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á nối hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Con đường ven núi cong cong là lối lên hầm đường bộ Hải Vân.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đường hầm chính dài 6.280m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép qua là 7,5 m.
Trong hầm, đèn sáng trưng và sâu hun hút. Thể tích đất đá được đào khi xây hầm là 600.000 m3
Hầm đường bộ Hải Vân nhìn từ phía trong.
Hàng nghìn ngọn đèn chiếu sáng cho xe qua lại.
Cầu bắc qua biển phía bắc hầm Hải Vân.
Tại đây, có bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân. Từ chỗ dừng chân này có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Đỉnh đèo cao 496 m so với mực nước biển.
Dưới chân cầu, người dân dùng dòng chảy nhỏ để rửa tôm cá vừa đánh bắt.

Cuộc Sống Trên Đỉnh Đèo Hải Vân


Đèo Hải Vân nối Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng dài ngót 20km, uốn lượn như một sợi dây thừng chênh vênh vắt qua các sườn núi. Gió mang hơi thở êm ả từ biển thổi qua từng mỏm đá, rì rào trên những rừng cây, tha thướt cùng mây trời…

Quan ải xưa.
Bên sườn núi là những thân cây rừng lâu năm rêu phong, mốc thếch vươn mình trổ lộc mới tháng ba sau những ngày rét mướt... Những đoàn xe chở khách du lịch nối đuôi nhau thong thả leo dốc, để rồi cùng dừng lại chốn đỉnh đèo chiêm ngưỡng dấu tích của tiền nhân nhiều thế kỷ trước trên con đường thiên lý Bắc Nam nhiều huyền thoại…

Một ngày nắng đẹp, chúng tôi quyết định hành trình lên đỉnh đèo Hải Vân bằng xe máy, để thêm những cảm nhận về một trong những cảnh sắc tuyệt vời của đất nước Việt Nam mến yêu, và cũng để xem cuộc sống của những cư dân sống nơi đỉnh đèo ra sao.
... với những vết tích của chiến tranh.

Từ khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, lượng xe cộ qua lại trên đèo đã giảm hẳn, còn lại chủ yếu là những đoàn khách du lịch, hay những xe máy, xe quá khổ, quá tải chạy trên cung đường đèo này. Chúng tôi đến đỉnh đèo, ghé vào một quán nước bên đường. Vợ chồng anh chủ quán Nguyễn Tư thân mật tâm tình: “Nhà tôi ở dưới Phú Lộc, dưới dân đèo bắc Hải Vân, lên đây buôn bán cũng được chừng hơn chục năm trời. Hồi trước sáng vợ chồng đèo nhau lên bằng chiếc xe 81 lúc 6 giờ, ở đây đến 7 giờ tối mới về. Sau thấy bất tiện quá nên chuyển hẳn lên đây dựng nhà. Giờ quen rồi không muốn xuống nữa!”.

Được biết, trên đỉnh đèo Hải Vân này có khoảng 16 hộ, chủ yếu là buôn bán nước giải khát, hàng lưu niệm, quán ăn và một số dịch vụ khác. Còn lại khoảng 5-6 hộ sống lưng chừng đèo với vài tiệm vá xe, nước mui… cuộc sống cũng nhiều vất vả. Chị Nguyễn Thị Gái, ở Liên Chiểu, Đà Nẵng, lên đây cũng tầm chục năm kể: “Lúc hầm Hải Vân khánh thành, cuộc sống của chúng tôi cũng khá lao đao, bởi lượng người và xe giảm hẳn, tưởng phải bỏ nghề. Nhưng rồi vì nhớ cuộc sống nơi mây ngàn gió núi này, vợ chồng con cái lại dắt díu nhau lên. Mở lại quán phở, cà phê tằn tiện sống qua ngày”.
Những quầy hàng trên đỉnh Hải Vân.
Những am thờ trên đèo

Trước đây, khi hầm Hải Vân rậm rịch khánh thành, nhiều hộ dân buôn bán nơi đây sợ sẽ mất kế sinh nhai. Có nhiều hộ đã rời về quê cũ tính kế khác làm ăn, có người vào rừng đốn củi kiếm ngày mươi lăm ngàn nuôi gia đình. Chỉ còn lại một vài hộ bất chấp khó khăn cố gắng bám trụ lại, hy vọng vào một điều gì đó tươi sáng hơn. Và bây giờ, những người dân ấy đã có được cuộc sống ổn định hơn, chắc chắn hơn nhờ vào lượng khách qua lại thường xuyên nơi đây.

Chị Lê Thị Hương bán đồ lưu niệm cho biết: “Ban đầu cũng chật vật lắm, một ngày bán được có một chiếc vòng giá năm ngàn, lấy gì nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học dưới nhà. Nhưng không bám trụ thì biết làm sao, rồi cuối cùng cũng qua cả. Bây giờ khách du lịch lên đây nhiều, buôn bán cũng khấm khá hơn”. Đang nói chuyện, chị Hương lại tất tả chạy đi vì có một đoàn khách sinh viên xúm xít bên quầy đồ lưu niệm của chị, nhìn những nụ cười trên nhiều khuôn mặt người dân nơi đây, chúng tôi biết cuộc sống êm đềm đã trở lại với họ.
Một hộ gia đình sống giữa lưng chừng đèo

Hiện tại lượng khách du lịch qua lại nơi đây tương đối đông, mỗi ngày cũng vài chục đoàn, chưa tính khách đi lẻ. Những cung đường khúc khuỷu vờn mây, nhìn về phía nam là thành phố Đà Nẵng trẻ trung và sôi động với vịnh biển xanh ngắt trong nắng, phía bắc là bãi biển Lăng Cô yên bình hiền hòa, trên đỉnh là đèo Hải Vân quan với những làn mây trôi lờ lững chậm rãi, rất thích hợp cho tham quan, nghỉ dưỡng, tour đường dài, tour địa hình… và là một trong những thắng cảnh của miền Trung.

Một điều thú vị nữa là tình trạng chèo kéo khách, giành giật khách tuyệt nhiên không còn xảy ra như nhiều năm về trước. Đó là nhờ các chiến sỹ đồn biên phòng 224, thuộc Đồn Biên phòng TP Đà Nẵng. Từ khi có sự xuất hiện của các chiến sỹ quân hàm xanh, nạn trấn lột, chèo kéo khách giảm hẳn. Để quản lý được 16 hộ dân đăng ký kinh doanh và khoảng 60 người bán hàng rong, ngoài những biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong những tình huống cần thiết, hàu hết các chiến sỹ biên phòng 224 đều tác động vào tình cảm, khuyên nhủ, tuyên truyền để họ có cách bán hàng lịch sự, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch nơi đây.
Đèo Hải Vân, nhìn về phía Đà Nẵng.

Chiều xuống trên đỉnh đèo Hải Vân, chúng tôi chia tay với những hộ dân buôn bán trên đỉnh đèo, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống con đường ngoằn ngoèo, như sợi dây mỏng mảnh ngăn cách núi cao và biển Đông lung linh phía dưới. Tạm biệt những con người trên đỉnh hùng quan, nơi cuộc sống êm đềm và thong thả, nơi những nụ cười luôn tươi rói trên khuôn mặt họ, cho một niềm tin tưởng vào tương lai…

Cửa Phía Nam Hầm Hải Vân

Hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân là 1 trong 30 hầm đường bộ lớn và hiện đại nhất trên thế giới. Hệ thống đường hầm - kể cả cầu và đường dẫn vào hầm - có tổng chiều dài trên 12 km, ngắn hơn 9 km so với đường đèo hiện tại. Điểm đầu đường hầm thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; điểm cuối thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.





Hầm đường bộ Hải Vân gồm 2 hệ thống: Hầm phục vụ giao thông chính và hầm phục vụ thoát hiểm. Trong đó, hầm chính có chiều dài 6.280m, rộng 11,9m, cao 7,5m, tĩnh không thông xe 4,95m. Trong hầm có 2 làn xe, bề rộng mỗi làn 3,75m, được phân giới bởi hàng cọc cao su. Dải an toàn ở mỗi bên phần xe chạy rộng 1,25m. Phía Tây của hầm có đường đi bộ (cao 1m, rộng 1m) dành cho người bảo dưỡng hầm. Dọc theo hầm có 18 điểm mở rộng dùng cho mục đích đỗ xe khẩn cấp.

Hầm thoát hiểm nằm về phía đông của đèo, rộng 4,7m, cao 3,8m, chạy song song và cách hầm chính 30m. Hệ thống hầm ngang nối giữa hầm chính và hầm thoát hiểm gồm 15 hầm nằm cách nhau 400m, có kích thước bằng hầm thoát hiểm. Trong đó có 11 hầm ngang dành cho người đi bộ (cửa vào rộng 2,25m, cao 2m) và 4 hầm ngang dành cho xe cứu hộ (và cả người đi bộ, cửa vào rộng 4,7m, cao 3m).

Ngoài ra còn có hệ thống hầm thông gió và hầm lọc bụi tĩnh điện. Cạnh đó, còn có các hệ thống phụ trợ gồm: trạm biến áp 110/22 KV, đường truyền tải điện 110 KV hòa mạng điện lưới quốc gia, văn phòng điều khiển với các trang thiết bị hiện đại, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống quạt phản lực, hệ thống camera kiểm soát, thiết bị báo cháy tự động, buồng điện thoại khẩn cấp, hệ thống phát thanh, các thiết bị đếm xe, thiết bị đo khí độc, thiết bị tầm nhìn, hệ thống cọc tiêu, biển báo giao thông và nhiều thiết bị chuyên dùng khác.

Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD, khởi công ngày ngày 27/8/2000 và dự kiến khánh thành ngày 5/6/2005.

Hầm Hải Vân


Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Được khánh thành vào ngày 5 tháng 6năm 2005


Các thông số kỹ thuật

  • Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.
  • Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
  • Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.

Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m. Sau gần 5 năm xây dựng, công trình hầm đường bộ Hải Vân đã hoàn thành với đường hầm chính dài 6,3 km, hầm phụ chạy song song dài 6,3 km, hầm thông gió dài 1,9 km, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng với 15 hầm ngang, tạo thành một hệ thống đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dài khoảng 15,1 km



Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³. Sáng 5/6, tại cửa hầm phía Bắc, Bộ Giao thông - Vận tải đã tổ chức Lễ thông xe công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân Đến dự lễ thông xe có: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Phan Diễn, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, ngài Nô-ri-ô Hát-tô-ri, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam…
Theo Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đào Đình Bình: Dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Đây là một trong những hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam và cũng là một trong 30 hầm lớn, hiện đại nhất thế giới. Hầm đường bộ Hải Vân nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng
Hầm đường bộ Hải Vân được trang bị và lắp đặt các hệ thống thiết bị điện, thông gió, cơ khí đặc chủng của Nhật Bản và Phần Lan với tính năng tự động cao và hiện đại.
Việc thông xe công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đã cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông; giảm quãng đường phải chạy xe qua đèo từ 22 km xuống còn 10 km bằng tuyến đường hầm an toàn, thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh ý nghĩa về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, công trình hầm đường bộ Hải Vân còn góp phần hoàn thiện hành lang giao thông khu vực tiểu vùng sông Mê Công (nối từ vùng Đông Bắc Thái Lan qua Trung Lào vào Việt Nam thông qua Quốc lộ 9 Quảng Trị), tạo điều kiện cho phát triển du lịch - thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong lời phát biểu, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: Hầm đường bộ Hải Vân là một công trình có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Công trình hoàn thành làm thỏa lòng mong đợi của nhân dân ta từ bao đời nay. Để phát huy hiệu quả của công trình, Thủ tướng lưu ý: Bộ Giao thông - Vận tải và các địa phương cần tiếp tục triển khai xây dựng các công trình ở phía bắc và phía nam của hầm. Sau khi đưa vào hoạt động, Bộ Giao thông - Vận tải và các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý công trình phải quản lý chặt chẽ trang thiết bị của Hầm đường bộ Hải Vân, vận hành, khai thác công trình đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải chân thành cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ vốn cho xây dựng công trình; biểu dương Ban quản lý dự án, các kỹ sư, công nhân Nhật Bản và Việt Nam đã thi công xây dựng công trình Hầm đường bộ Hải Vân bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng tiến độ đề ra.



Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông - Vận tải) do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng công bố Quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho một số cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng Hầm Hải Vân.
Kết thúc buổi lễ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh thông xe Hầm đường bộ Hải Vân .