Bài Viết Về Hầm Hải Vân


Bài này nói về đèo Hải Vân, bài Hầm Hải Vân nói về hầm qua đèo này.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km.
Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây). Tại đây, có bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân, từ chỗ dừng chân này có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con đèo.


Hải Vân cùng với Lăng Cô và Non Nước hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
Có câu ca rằng:




Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi

Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người hai vùng miền rất khác nhau. Giao thông qua đèo Hải Vân, trước khi có hầm Hải Vân nhìn chung khá khó khăn. Đi xe con qua đèo mất một tiếng đồng hồ, bù lại khách qua đường có cơ hội ngắm cảnh đèo lúc nắng ráo hoặc chứng kiến màn sương mù ngoạn mục và cũng gây nguy hiểm cho phương tiện nếu quá dầy.

Đường sắt qua đèo ngày xưa, khi sử dụng đầu máy hơi nước thường phải nối thêm đầu máy đẩy để đoàn tàu vượt đèo với một tốc độ hết sức chậm chạp và khi lên đến đỉnh đèo phải dừng lại để cho đầu máy nghỉ, bớt nóng máy. Sau này các đoàn tàu vượt đèo được lắp thêm đầu máy đẩy chạy diesel và khi dừng lại ở đỉnh đèo thì tháo đầu máy quay trở lại ga xép dưới chân đèo. Đường sắt qua đèo Hải Vân cũng rất nguy hiểm, phải vượt qua hơn 6 hầm đường sắt, với những cung đường ngoằn nghoèo không thể chạy tàu với tốc độ quá cao. Vụ tai nạn kinh hoàng tại Lăng Cô tháng 3 năm 2005 với hơn chục toa tàu bị bật khỏi đường ray là một ví dụ về con đèo tử thần này